Câu hỏi thường gặp về điều dưỡng nha khoa

dieu-duong-nha-khoa

Điều dưỡng nha khoa là nhánh của chuyên ngành răng hàm mặt là một trong những chủ đề nhận được sự quan tâm gần đây, đặc biệt đối với những bạn trẻ đang hướng nghiệp. Vậy điều dưỡng nha khoa là gì? Giải đáp thắc mắc xoay quanh điều dưỡng nha khoa, từ đó đọc giả có thể có được câu trả lời “có nên học điều dưỡng nha khoa hay không?”

Điều dưỡng nha khoa là gì?

Điều dưỡng nha khoa là tên gọi khác của “trợ thủ nha khoa”, “phụ tá nha khoa” được xem như là cánh tay đắc lực cho đội ngũ bác sĩ nha khoa, chịu trách nhiệm những vai trò quan trọng trong phòng khám nha khoa như nhổ răng, trám răng, lấy cao răng…và một số kỹ thuật thăm khám và điều trị khác. Hơn nữa, điều dưỡng nha khoa có thể tham gia nghiên cứu, điều hành, giảng dạy, và điều hành các hoạt động các hoạt động nha khoa.

Có nên học điều dưỡng nha khoa hay không?

Công việc của điều dưỡng nha khoa

Muốn biết bản thân có phù hợp với lĩnh vực nghề nghiệp hay không? Bạn có thể xem xét được sự mô tả công việc thực tế và môi trường làm việc sẽ như thế nào? Từ đó rút được kết luận có phù hợp với mình hay không? Dưới đây là công việc thực tế của điều dưỡng nha khoa:

a). Hỗ trợ cho bác sĩ nha khoa trong quá trình điều trị: 

Điều dưỡng nha khoa sẽ hỗ trợ cho các bác sĩ trong công tác thăm khám và điều trị cho bệnh nhân bằng cách chuẩn bị tốt công cụ dụng cụ, trang thiết bị cần thiết, đồng thời phụ tá trong các ca điều trị khó, phức tạp.

b). Đảm nhận một số ca điều trị 

Các điều dưỡng nha khoa có thể độc lập đảm nhận một số ca điều trị đơn giản như lấy cao răng, thực hiện kỹ thuật hàn răng, kỹ thuật nhổ răng sữa, thủ thuật trám bít hố rãnh răng và một số kỹ thuật dự phòng bệnh răng miệng nói chung.

c) Tư vấn và chăm sóc cho bệnh nhân

Thực hiện việc tiếp nhận bệnh nhân, tư vấn và hướng dẫn bệnh những thực hiện các thủ tục cần thiết trước khi gặp mặt các bác sĩ nha khoa và chăm sóc bệnh nhân nha khoa trong quá trình điều trị một cách tốt nhất. Bên cạnh đó còn tiến hành tư vấn và tuyên truyền những kiến thức hữu về sức khỏe răng miệng cho bệnh nhân và cộng đồng.

d)  Tham gia vào các hoạt động quản lý và vận hành hoạt động kinh doanh phòng khám như quản lý hồ sơ thông tin bệnh nhân, trang thiết bị, vật liệu… một cách tốt nhất. Và các hoạt động nghiên cứu khoa học tại các cơ quan răng hàm mặt.

e). Cuối cùng là thực hiện tốt các quy chế chuyên môn của ngành y tế và các quy định của pháp luật liên quan, đề cao đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm với ngành. 

Lương điều dưỡng nha khoa

Mức lương của điều dưỡng nha khoa cũng tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm, và tay nghề thực tế của bạn. Mức lương của điều dưỡng nha khoa có thể rơi vào từ 15-20tr/ tháng tùy vào năng lực của mỗi cá nhân. 

Điều kiện được cấp chứng chỉ điều dưỡng nha khoa

a). Chứng chỉ điều dưỡng nha khoa là gì?

Chứng chỉ hành nghề là giấy chứng nhận đủ điều kiện tham gia hoạt động chuyên môn, chỉ được cấp cho những cá nhân được đào tạo qua các cơ sở đào tạo quốc gia (trường trung cấp, cao đẳng, dạy nghề, đại học, sau đại học) người đã hành nghề lâu năm, không có vi phạm pháp luật và bắt buộc phải trải qua quá trình công tác thực tế và nhận được sự công nhận thời gian công tác thực tế của cơ sở tham gia. Chứng chỉ hành nghề chỉ là một trong những công cụ để quản lý, giám sát việc thực hiện đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề. Đảm bảo người hành nghề phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật những thông tin mới về tiến bộ khoa học – kỹ thuật và các quy định của pháp luật trong lĩnh vực hành nghề của mình.Với quan niệm như trên, việc cấp chứng chỉ hành nghề ở các nước phát triển khá đơn giản.

b). Điều kiện được cấp chứng chỉ hành nghề?

Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định: Xác nhận quá trình thực hành

1. Người có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam, trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề, phải qua thời gian thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:

a) 18 tháng thực hành tại bệnh viện, việc nghiên cứu có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh viện) đối với bác sĩ;

b) 12 tháng thực hành tại bệnh viện đối với y sỹ;

c) 09 tháng thực hành tại bệnh viện có khoa phụ sản hoặc tại nhà hộ sinh đối với hộ sinh viên.

d) 09 tháng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với điều dưỡng viên, kỹ thuật viên

2. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản về quá trình thực hành cho người đã thực hành tại cơ sở của mình, bao gồm nội dung về thời gian, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp.

Điều dưỡng răng hàm mặt có được mở phòng khám không?

Theo quy định tại Thông tư 41/2011/TT-BYT hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh thì muốn thành lập phòng khám đa khoa thì phải có người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật là bác sĩ.

Nhân sự:

a) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa phải là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa mà phòng khám đăng ký và có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng tại chuyên khoa đó;

b) Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa, các đối tượng khác làm việc trong phòng khám chuyên khoa nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Việc phân công phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó;

Trường hợp điều dưỡng nha khoa  muốn thành lập phòng khám thì phải kiếm thêm một đối tác là bác sĩ để chịu trách nhiệm chuyên môn.

>>>> Xem thêm: Điều kiện kinh doanh phòng khám nha khoa và những thủ tục cần thiết

Published by tdental

TDental là phần mềm quản lý nha khoa chuyên nghiệp, thông minh, thường xuyên cập nhật xu hướng mới, với các tính năng thông minh và vượt trội.

Leave a comment

Design a site like this with WordPress.com
Get started