Featured

Tiếng anh chuyên ngành nha khoa thông dụng

Nước ta hiện nay thu hút khá nhiều người nước ngoài đến sinh sống và làm việc, và có thể thấy rằng người nước ngoài có nhu cầu về các dịch vụ nha khoa khá cao thậm chí là cao hơn so với nước mình. Thế nên viện vận dụng tốt tiếng anh của các nha sĩ có thể mang lại thêm cho mình nhiều khách hàng ngoại quốc hơn. Gợi ý các từ vựng và những mẫu câu tiếng anh thông dụng trong ngành nha khoa, các nha sỹ có thể dành chút thời gian để tìm hiểu nhé!

Tên gọi của nhân viên phòng khám

  • Assistant: Phụ tá
  • Dental Clinic: Phòng khám nha khoa
  • Dentist: Nha sĩ
  • Hygienist: Người chuyên vệ sinh răng miệng
  • Nurse: y tá
  • Orthodontist: bác sĩ chỉnh răng

>>> Xem thêm: Các kỹ năng quản lý nhân viên phòng khám hiệu quả

Từ vựng về răng và bộ phận liên quan khám

  • Adult teeth: răng người lớn
  • Baby teeth: răng trẻ em
  • Bicuspid: răng hai mấu, răng trước hàm
  • Canine: răng nanh
  • Cement: men răng
  • Dentures: hàm răng giả
  • Enamel: men
  • False teeth: răng giả
  • Incisors: Răng cửa
  • Gums: lợi
  • Jaw: hàm
  • Molars: răng hàm
  • Premolars: răng tiền hàm
  • Permanent teeth: răng vĩnh viễn
  • Primary teeth: răng sữa
  • Pulp: tủy răng
  • Tooth/Teeth: răng
  • Wisdom tooth: răng khôn

Tên tiếng anh của các triệu chứng và bệnh về răng miệng

  • Caries: lỗ sâu răng
  • Cavity: lỗ hổng
  • Decay: sâu răng
  • Infection: nhiễm trùng
  • Inflammation: viêm
  • Gingivitis: sưng nướu răng
  • Numb: ê răng
  • Pyorrhea: chảy mủ
  • Toothache: đau răng

Từ vựng về các dụng cụ nha khoa

  • Bands: nẹp
  • Bib: cái yếm
  • Braces: niềng răng
  • Caps: chụp răng
  • Crown: mũ chụp răng
  • Drill: máy khoan răng
  • Gargle: nước súc miệng
  • Rubber bands: dây thun dùng để giữ khi nẹp răng
  • Sink: bồn rửa
  • Suture: chỉ khâu

Từ vựng về công việc khám và chữ bệnh tại phòng khám nha khoa

  • Anesthesia: gây tê
  • Anesthetic: gây mê
  • Amalgam: trám răng bằng amalgam
  • Correction: điều chỉnh
  • Cleaning: vệ sinh
  • Hygiene: vệ sinh răng miệng
  • Implant: cấy ghép
  • Injection: chích thuốc
  • Oral surgery: phẫu thuật răng miệng
  • Root canal: rút tủy răng
  • Surgery: phẫu thuật
  • Treatment: điều trị
  • Whiten: làm trắng
  • Checkup: kiểm tra
  • Diagnosis: chẩn đoán
  • Exam: kiểm tra

Những mẫu câu thông dụng tiếp đón khách của nhân viên phòng nha

1. Do you want to make an appointment to see the dentist?Anh/chị có muốn một buổi hẹn gặp với nha sĩ không?
2. Are you free/available on Monday? Anh/chị có bận gì vào ngày thứ 2 không?
3. Can you arrange some time on Thursday?Anh/chị có thể sắp xếp một chút thời gian vào thứ năm không?
4. Would you please give me some personal information?Anh/chị vui lòng cho tôi xin một vài thông tin cá nhân được không?
5. Please tell me your first and your last name.Vui lòng cho biết tên hoặc họ của anh/chị
6. When were you born?Anh/chị sinh năm bao nhiêu?
7. When did you last visit the dentist?Lần cuối cùng anh/chị đi khám răng là khi nào?
8. Have you had any problems?Răng anh/chị có vấn đề gì không?
9. How long have you had the symptoms?Anh/chị mắc triệu chứng này bao lâu rồi?
10. Do you have any current medical problems?Anh/chị hiện có vấn đề về sức khỏe nào không?
11. Do you have any allergies to any medications?Anh/chị có dị ứng với loại thuốc nào không?
Những mẫu câu thông dụng tiếp đón khách hàng của phòng khám nha khoa

Đó là những từ vựng tiếng anh thông dụng và những mẫu câu giao tiếp cơ bản cho phòng khám nha khoa, hy vọng đã cung cấp cho các bạn được những kiến thức mới. Theo dõi chúng tôi để có bài viết hữu ích hơn.

>>> Biết thêm về hiệu ứng giả dược là gì?

Câu hỏi thường gặp về điều dưỡng nha khoa

Điều dưỡng nha khoa là nhánh của chuyên ngành răng hàm mặt là một trong những chủ đề nhận được sự quan tâm gần đây, đặc biệt đối với những bạn trẻ đang hướng nghiệp. Vậy điều dưỡng nha khoa là gì? Giải đáp thắc mắc xoay quanh điều dưỡng nha khoa, từ đó đọc giả có thể có được câu trả lời “có nên học điều dưỡng nha khoa hay không?”

Điều dưỡng nha khoa là gì?

Điều dưỡng nha khoa là tên gọi khác của “trợ thủ nha khoa”, “phụ tá nha khoa” được xem như là cánh tay đắc lực cho đội ngũ bác sĩ nha khoa, chịu trách nhiệm những vai trò quan trọng trong phòng khám nha khoa như nhổ răng, trám răng, lấy cao răng…và một số kỹ thuật thăm khám và điều trị khác. Hơn nữa, điều dưỡng nha khoa có thể tham gia nghiên cứu, điều hành, giảng dạy, và điều hành các hoạt động các hoạt động nha khoa.

Có nên học điều dưỡng nha khoa hay không?

Công việc của điều dưỡng nha khoa

Muốn biết bản thân có phù hợp với lĩnh vực nghề nghiệp hay không? Bạn có thể xem xét được sự mô tả công việc thực tế và môi trường làm việc sẽ như thế nào? Từ đó rút được kết luận có phù hợp với mình hay không? Dưới đây là công việc thực tế của điều dưỡng nha khoa:

a). Hỗ trợ cho bác sĩ nha khoa trong quá trình điều trị: 

Điều dưỡng nha khoa sẽ hỗ trợ cho các bác sĩ trong công tác thăm khám và điều trị cho bệnh nhân bằng cách chuẩn bị tốt công cụ dụng cụ, trang thiết bị cần thiết, đồng thời phụ tá trong các ca điều trị khó, phức tạp.

b). Đảm nhận một số ca điều trị 

Các điều dưỡng nha khoa có thể độc lập đảm nhận một số ca điều trị đơn giản như lấy cao răng, thực hiện kỹ thuật hàn răng, kỹ thuật nhổ răng sữa, thủ thuật trám bít hố rãnh răng và một số kỹ thuật dự phòng bệnh răng miệng nói chung.

c) Tư vấn và chăm sóc cho bệnh nhân

Thực hiện việc tiếp nhận bệnh nhân, tư vấn và hướng dẫn bệnh những thực hiện các thủ tục cần thiết trước khi gặp mặt các bác sĩ nha khoa và chăm sóc bệnh nhân nha khoa trong quá trình điều trị một cách tốt nhất. Bên cạnh đó còn tiến hành tư vấn và tuyên truyền những kiến thức hữu về sức khỏe răng miệng cho bệnh nhân và cộng đồng.

d)  Tham gia vào các hoạt động quản lý và vận hành hoạt động kinh doanh phòng khám như quản lý hồ sơ thông tin bệnh nhân, trang thiết bị, vật liệu… một cách tốt nhất. Và các hoạt động nghiên cứu khoa học tại các cơ quan răng hàm mặt.

e). Cuối cùng là thực hiện tốt các quy chế chuyên môn của ngành y tế và các quy định của pháp luật liên quan, đề cao đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm với ngành. 

Lương điều dưỡng nha khoa

Mức lương của điều dưỡng nha khoa cũng tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm, và tay nghề thực tế của bạn. Mức lương của điều dưỡng nha khoa có thể rơi vào từ 15-20tr/ tháng tùy vào năng lực của mỗi cá nhân. 

Điều kiện được cấp chứng chỉ điều dưỡng nha khoa

a). Chứng chỉ điều dưỡng nha khoa là gì?

Chứng chỉ hành nghề là giấy chứng nhận đủ điều kiện tham gia hoạt động chuyên môn, chỉ được cấp cho những cá nhân được đào tạo qua các cơ sở đào tạo quốc gia (trường trung cấp, cao đẳng, dạy nghề, đại học, sau đại học) người đã hành nghề lâu năm, không có vi phạm pháp luật và bắt buộc phải trải qua quá trình công tác thực tế và nhận được sự công nhận thời gian công tác thực tế của cơ sở tham gia. Chứng chỉ hành nghề chỉ là một trong những công cụ để quản lý, giám sát việc thực hiện đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề. Đảm bảo người hành nghề phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật những thông tin mới về tiến bộ khoa học – kỹ thuật và các quy định của pháp luật trong lĩnh vực hành nghề của mình.Với quan niệm như trên, việc cấp chứng chỉ hành nghề ở các nước phát triển khá đơn giản.

b). Điều kiện được cấp chứng chỉ hành nghề?

Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định: Xác nhận quá trình thực hành

1. Người có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam, trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề, phải qua thời gian thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:

a) 18 tháng thực hành tại bệnh viện, việc nghiên cứu có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh viện) đối với bác sĩ;

b) 12 tháng thực hành tại bệnh viện đối với y sỹ;

c) 09 tháng thực hành tại bệnh viện có khoa phụ sản hoặc tại nhà hộ sinh đối với hộ sinh viên.

d) 09 tháng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với điều dưỡng viên, kỹ thuật viên

2. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản về quá trình thực hành cho người đã thực hành tại cơ sở của mình, bao gồm nội dung về thời gian, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp.

Điều dưỡng răng hàm mặt có được mở phòng khám không?

Theo quy định tại Thông tư 41/2011/TT-BYT hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh thì muốn thành lập phòng khám đa khoa thì phải có người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật là bác sĩ.

Nhân sự:

a) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa phải là bác sĩ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa mà phòng khám đăng ký và có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng tại chuyên khoa đó;

b) Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa, các đối tượng khác làm việc trong phòng khám chuyên khoa nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Việc phân công phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó;

Trường hợp điều dưỡng nha khoa  muốn thành lập phòng khám thì phải kiếm thêm một đối tác là bác sĩ để chịu trách nhiệm chuyên môn.

>>>> Xem thêm: Điều kiện kinh doanh phòng khám nha khoa và những thủ tục cần thiết

Điểm mặt những tác nhân gây xỉn màu răng

Nhiều bạn thắc mắc tại sao chăm sóc răng miệng kỹ càng nhưng răng vẫn xỉn màu theo năm tháng. Thực tế, việc làm răng xỉn màu không hoàn toàn phụ thuộc vào việc bạn có biết cách chăm sóc răng miệng hay không, mà còn do nhiều tác nhân khác, đôi khi lại do các thói quen hàng ngày mà bạn không để tâm. Theo các chuyên gia nha khoa, răng xỉn màu được chia làm ba dạng chính, bao gồm: do các yếu tố bên ngoài, bên trong và liên quan đến tuổi tác. Bài viết liệt kê cụ thể các thói nguyên nhân thường thấy khiến răng bạn ngày càng xỉn màu, mất thẩm mỹ.

Nguyên nhân khiến răng ố vàng, xỉn màu 

Yếu tố bên ngoài

Bạn có biết thuốc lá, trà và cà phê thuộc nhóm các thực phẩm màu đậm và là các thức uống có thù với một hàm răng trắng sáng hay không, việc nạp quá nhiều các loại thức uống này làm cho màu của chúng bám trên bề mặt cặn thức ăn hoặc đồ uống, tích tụ trên màng protein bao phủ men răng mà không được vệ sinh một cách tốt nhất. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể khắc phục tình trạng này thông qua việc làm sạch răng thường xuyên bằng kem đánh răng có tác dụng làm trắng.

Yếu tố bên trong

Trong trường hợp này thì các vết ố được hình thành bên dưới bề mặt của răng. Các phần tử ố vàng hoạt động xuyên qua mặt ngoài của răng và tích tụ bên trong men răng. Nguyên nhân chính là do sử dụng các sản phẩm chứa quá nhiều fluor, thuốc kháng sinh tetracycline hoặc có thể do bẩm sinh. Các vết ố bên trong răng thường khó loại bỏ hơn, nhưng vẫn có thể khắc phục được bằng việc sử dụng các sản phẩm tẩy trắng răng hoặc thực hiện các phương pháp phục hình thẩm mỹ.

Yếu tố tuổi tác

Theo thời gian, khi bạn già đi thì lớp men bao phủ răng bắt đầu bị mài mòn và trở nên mỏng hơn, làm lộ ra ngà răng, khiến cho răng thường có màu vàng. Hoặc đôi khi, sự đổi màu răng liên quan đến tuổi tác có thể được gây ra bởi cả yếu tố bên ngoài và bên trong răng của bạn. Dưới tác động của một số loại thực phẩm, đồ uống và thuốc lá sẽ khiến hầu hết răng của người trưởng thành đều bị đổi màu theo tuổi tác.

Cách điều trị răng ố vàng, xỉn màu 

Điều trị tại nhà

Bạn có thể đến thăm khám các nha sĩ trước để tìm ra được nguyên nhân thực sự gây nên tình trạng răng ố vàng. Vẫn có những phương pháp rất đơn giản mà bạn có thể điều trị tại nhà như như kem đánh răng có thành phần làm trắng và miếng dán làm trắng có thể làm giảm các mảng bám trên bề mặt, đối với trường hợp vết ố từ bên trong, khó sử dụng được các phương pháp khác có thể sử dụng khay làm trắng răng. Hoặc bạn có thể tham khảo một số cách làm trắng răng tức thì bằng các thực phẩm tự nhiên có sẵn trong nhà bếp như cà chua, chanh, baking soda…

Điều trị tại nha khoa

Các công nghệ nha khoa hiện đại bạn có thể tham khảo cho việc tẩy trắng răng nhanh chóng và hiệu quả hơn như:

  • Tẩy trắng răng: nha sĩ sẽ áp dụng các thuốc tẩy trắng có chứa dung dịch hydrogen peroxide để làm trắng răng. Đôi khi có thể cần kết hợp thêm nhiệt độ và ánh sáng chuyên dụng để đẩy nhanh quá trình tẩy trắng. Phương pháp này sẽ có hiệu quả tốt với trường hợp răng xỉn màu do các yếu tố trên bề mặt răng. 
  • Bọc răng sứ: đây là giải pháp giúp phục hình lại thẩm mỹ cho hàm răng bằng cách sử dụng mão răng sứ để lắp lên răng thật. Qua đó, có thể giúp che phủ vùng răng bị xỉn màu hoặc lấp đầy các khoảng trống mất răng, trả lại hàm răng đẹp và trắng sáng cho bạn.
  • Dán sứ veneer: là một kỹ thuật nha khoa hiện đại đang được nhiều người lựa chọn. Nha sĩ sẽ dán một lớp sứ mỏng để làm lớp vỏ bao phủ mặt trước của răng, nhằm cải thiện màu sắc cũng như hình dáng nụ cười của bạn.

>>> Tham khảo thêm: một số phương pháp thẩm mỹ nha khoa phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay

Phòng ngừa răng xỉn màu

Để giữ cho mình một hàm răng trắng sáng, chắc khỏe đừng quên điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sống lành mạnh như 

  • Đánh răng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối, hoặc sau khi ăn 30’ để loại bỏ mảng bám
  • Hình thành thói quen sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để lấy sạch thức ăn trong kẽ răng
  • Cẩn thận trong việc tiêu thụ một số loại thực phẩm và đồ uống dễ làm ố răng. Hạn chế tối đa các loại thức uống có ga vì nó vừa không tốt cho sức khỏe lẫn một hàm răng đẹp. 
  • Bỏ hút thuốc lá không chỉ giúp răng không bị xỉn màu mà còn cải thiện sức khỏe của bạn
  • Thăm khám và lấy cao răng định kỳ từ 3 đến 6 tháng

7 bước đưa website cho phòng khám nha khoa lên top 3

Để các thông tin mà phòng khám khoa nha khoa cung cấp có thể đến gần với gần khách hàng nha khoa để tạo nên sức ảnh hưởng và tăng nhận diện cho thương hiệu. Thì việc sở hữu một website chuyên nghiệp cùng với việc xây dựng các content nha khoa hữu ích và đưa chúng đến vị trí có tỉ lệ click chuột cao nhất là điều vô cùng cần thiết, chỉ 7 bước để đưa website phòng khám nha khoa lên vị trí top 3 trên kết quả tìm kiếm của google, tại sao không?

Nhanh, an toàn và thân thiện với thiết bị di động

Tốc độ load của website có thể quyết định lượt click của khách hàng và sự đánh giá của Google, theo khảo sát khách hàng sẽ dễ dàng thoát ra khỏi các trang web có lượt tải trang chậm quá 5s, và Google luôn hướng đến sự tiện ích cho khách hàng, nếu trang web nào vi phạm còn có thể bị Google phạt nặng. Bạn có thể đánh giá độ nhanh của website ở mức ổn khi tốc độ load trang trên máy tính là < 2s và trên điện thoại là < 3s, bạn có thể xem chỉ số này ở Google Search Console hoặc http://gtmetrix.com.&nbsp;

Phương thức HTTPS là để đảm bảo độ an toàn và bảo mật tốt cho website cũng là tiêu chí để khách hàng có thể tin tưởng khi click chọn.

Thân thiện với thiết bị di động: có hơn 65% người dùng thiết bị điện thoại để tìm kiếm thông tin trên internet. Đó là lý do mà chủ phòng khám của mình cần tối ưu trang website sao cho thân thiện với điện thoại, để người dùng có trải nghiệm tốt nhất cho dù sử dụng bất kỳ thiết bị nào.

Xây dựng nội dung chất lượng theo thuật toán của Google

Tiêu chí đánh giá của Google về một nội dung chất lượng:

  • Bài viết được viết tự nhiên và có ý nghĩa nhất định đối với bệnh nhân và người thân của họ
  • Nội dung bài viết giải quyết được vấn đề mà khách hàng đang quan tâm
  • Bài viết dựa trên các nghiên cứu khoa học và thực nghiệm lâm sàng
  • Bài viết dựa trên kinh nghiệm khám chữa bệnh của Bs
  • Không dùng các thủ thuật che mắt công cụ tìm kiếm nhằm tăng thứ hạng website…

Thuật toán của Google luôn thay đổi không ngừng, nên đôi khi phòng khám có thể bỏ lỡ hoặc chưa cập nhật tốt nhất. Nhưng tiêu chí cần nhớ, nội dung mà phòng khám xây dựng nên là những nội dung hữu ích, mang đến nhiều giá trị cho cộng đồng sẽ luôn được Google đánh giá cao và tạo được ấn tượng tốt cho khách hàng của mình.

Lựa chọn từ khóa

Từ khóa chính là những nội dung mà khách hàng đã tìm kiếm trên Google Search và đó cũng là những thông tin mà khách hàng đang quan tâm. Các chủ phòng khám nha khoa có thể tìm kiếm từ khóa từ các công cụ như: Google Keyword Planner – xem mật độ từ khóa và mức độ cạnh tranh của từ khóa như thế nào, keywordtool.io – gợi ý từ khóa phụ… Từ đó phòng khám biết được những thông tin là đại đa số khách hàng đang quan tâm, từ đó xây dựng nội dung chất lượng. Khi khách hàng tìm kiếm các từ khóa liên quan website của bạn sẽ xuất hiện   

Tối ưu tiêu đề và mô tả cho website

Title tag và meta description là hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng thứ hạng mà bạn cần chú ý. Lưu ý tiêu đề và mô tả cần được mô tả cho từng trang trên website, mỗi trang cần có 1 tiêu đề riêng và duy nhất, có chưa các từ khoa quan trọng đối và phù hợp nội dung của bài viết

Tối ưu hình ảnh và video

Video marketing là một trong những dạng content phổ biến và được ưa chuộng nhất hiện nay. Website tối ưu tốt về mặt video sẽ giúp tăng lượng tìm kiếm tự nhiên trên Google. Không chỉ vậy, bản thân video cũng có có hội được xuất hiện trên trang 1 Google nhiều hơn so với trang web thông thường.

Xây dựng uy tín offpage:

Google cũng đánh giá tín hiệu offpage (là các link trỏ về website của bạn) như một phiếu bầu cho độ uy tín. Đây có thể là backlink, directory hay social media profile. Tất cả đều ít nhiều ảnh hưởng đến website và thứ hạng.

Đăng ký Google My Business (GMB)

Đăng ký GMB cũng là yếu tố cần thiết cho việc SEO website cho phòng khám nha khoa lên top. Ngoài ra, còn giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy vị trí của doanh nghiệp Khi website của doanh nghiệp được tích hợp Google Maps, địa điểm sẽ được hiển thị rõ ràng trên website, giúp khách hàng có thể nắm bắt được ngay những thông tin tổng quan về doanh nghiệp và dễ dàng tìm được vị trí của cửa hàng hay trụ sở của doanh nghiệp khi có nhu cầu mua sắm hàng hóa/ sử dụng dịch vụ. Thông qua tính năng để lại đánh giá bằng hình ảnh của khách hàng cũng là cách hiệu quả để phòng khám quảng cáo một cách chuyên nghiệp, tạo độ tin cậy cho khách hàng.

Bảo Hiểm Nha khoa Là Gì? Và Những Điều Cần Biết

Cùng với sự phát triển của xã hội và dân trí, người dân biết được rằng sức khỏe là một phần quan trọng quyết định mọi thứ trong cuộc sống. Điều này góp phần làm nên sự nhộn nhịp của thị trường bảo hiểm sức khỏe. Hầu hết hiện nay, bất cứ doanh nghiệp đều có chính sách mua bảo hiểm cho nhân viên của mình như một sự đãi ngộ tốt và tuân thủ theo quy định của Pháp Luật. Tuy nhiên riêng bảo hiểm nha khoa vẫn chưa phổ biến ở thời điểm hiện tại vì phần lớn người dân chưa có thói quen thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ và đề cao sự quan trọng của việc này. Nhưng trong tương lai có thể sẽ có thay đổi mạnh, vì bước tiến lớn hơn là nha khoa thẩm mỹ đang dần thống trị nhu cầu thẩm mỹ cải thiện vẻ ngoài. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về bảo hiểm nha khoa là gì? Và những thông tin hữu ích xung quanh nhé

Bảo hiểm nha khoa là gì?

Hiện nay, chưa có loại hình bảo hiểm nào dành riêng cho nha khoa mà đều kết hợp chung trong nhóm bảo hiểm sức khỏe. Mỗi công ty bảo hiểm hay loại bảo hiểm mà bạn lựa chọn mua sẽ có những quyền lợi bảo hiểm khác nhau. Tuy nhiên, có 3 nhóm quyền lợi cơ bản mà bạn sẽ được hưởng khi tham gia bảo hiểm sức khỏe là Quyền lợi điều trị ngoại trú, Quyền lợi điều trị nội trú và Quyền lợi điều trị nha khoa. Tuy nhiên lại có rất nhiều người bỏ qua quyền lợi điều trị nha khoa, thực tế, tất cả những vấn đề như nhổ răng, chữa tủy, lấy cao răng… đều nằm trong phạm vi bảo hiểm nên đừng phí phạm một quyền lợi chính đáng như vậy.

Những lưu ý về bảo hiểm nha khoa

Giới hạn quyền lợi của bảo hiểm nha khoa

Thực tế thì đa số các bảo hiểm sức khỏe chỉ chịu trách nhiệm cho việc điều trị các vấn đề liên quan đến điều trị bệnh lý, không áp dụng cho các dịch vụ liên quan đến thẩm mỹ nha khoa. Mỗi loại bảo hiểm sẽ có những nội dung bảo hiểm nha khoa khác nhau, nhưng nhìn chung sẽ chi trả 1 phần hoặc toàn bộ chi phí cho những dịch vụ liên quan đến điều trị bệnh lý răng như sau:

  • Khám và chẩn đoán bệnh răng miệng
  • Chụp X-Quang răng
  • Điều trị viêm nha chu
  • Hàn (trám) răng do bệnh lý (vỡ, mẻ, sâu răng…)
  • Điều trị tủy răng
  • Nhổ răng (bao gồm phẫu thuật và không phẫu thuật, bao gồm răng khôn bệnh lý, tức là có chuẩn đoán của bác sĩ là phải nhổ)
  • Lấy cao răng, đánh bóng răng

Những dịch vụ thẩm mỹ răng sẽ không được hưởng bảo hiểm bao gồm:

  • Bọc răng sứ và dán mặt sứ
  • Niềng răng
  • Trồng răng Implant
  • Tẩy trắng răng
  • Trám răng thẩm mỹ (trám răng thưa)
  • Nhổ răng liên quan đến thẩm mỹ

Hạn mức bảo hiểm nha khoa

Dù là nội dung được hưởng bảo hiểm nha khoa thì bạn cũng cần lưu ý rằng tùy thuộc th không phải nội dung nào cũng đều được hoàn phí 100%. Có những nội dung điều trị đưa ra hạn mức nhất định và bạn sẽ phải chi trả phần còn lại cho phía nha khoa.

Bảo hiểm nha khoa không cần đến bệnh viện mới có

Hầu hết các công ty bảo hiểm hiện nay đều đã liên kết với một số phòng khám tư nhân về vấn đề bảo hiểm. Cho nên các khách hàng khám răng bằng bảo hiểm không cần phải đến bệnh viện mới được hưởng những quyền lợi của bảo hiểm, ngoài ra các bệnh viện tư nhân còn được đánh giá cao về trải nghiệm thực tế của khách hàng bạn có thể an tâm về vấn đề này

Hoàn phí bảo hiểm

Cách hoàn trả chi phí nha khoa khá đơn giản, bạn chỉ cần xuất trình thẻ, giấy tờ liên quan tại nơi điều trị hay phải thanh toán trước và nhận hoàn trả sau. Nếu nhận lại chi phí thì cơ quan nào chịu trách nhiệm, sau bao lâu thì được hoàn trả, cách thức hoàn trả (bằng tiền mặt, chuyển khoản…). 

Phòng khám nha khoa thẩm mỹ – Những thách thức phải đối mặt

Nhu cầu chung của lĩnh vực nha khoa thẩm mỹ khá lớn, nắm bắt xu hướng tiềm năng này nhiều phòng khám ra đời. Tuy nhiên việc thành công và phát triển còn phụ thuộc vào khá nhiều các yếu tố khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về các thách thức mà các phòng khám nha khoa thẩm mỹ cần đối mặt và vượt qua để có kết quả tốt nhất. 

Thiếu chiến lược Marketing

Đa số những chủ phòng khám nha khoa, bác sĩ trưởng hoặc lãnh đạo thường có quá ít thời gian cũng như kinh nghiệm đối với chiến lược marketing và kế hoạch kinh doanh, họ phải tập trung khá nhiều về việc nâng cao tay nghề và các chuyên môn khác.

Chưa xây dựng được uy tín tổ chức

Chủ phòng khám nha khoa chỉ tập trung vào danh tiếng cá nhân bác sĩ thay vì uy tín của của một tổ chức, khi cho rằng việc sở hữu bác sĩ nha khoa giỏi trong phòng khám ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ còn là điểm thu hút và giữ chân khách hàng tốt nhất. Điều này không hoàn toàn sai tuy nhiên nhiên uy tín cá nhân của 1 bác sĩ giỏi có thể đảm bảo doanh số cho 1 phòng khám, song không thể đảm bảo doanh số cho 1 hệ thống nha khoa thẩm mỹ. Hậu quả để lại là khi phòng khám còn nhỏ, mọi việc sẽ trong tầm kiểm soát vì chỉ cần 1 mình bác sĩ giỏi cùng vài y tá là đủ để điều trị cùng lúc cho vài bệnh nhân, song khi mở rộng quy mô số lượng ghế hoặc mở thêm địa điểm mới, hệ thống sẽ gặp vấn đề khi bệnh nhân nào đến cũng nằng nặc đòi đích thân bác sĩ giỏi điều trị, sẵn sàng đợi và chỉ bác sĩ trưởng tận tay điều trị mới chịu làm.

Yếu tố nhân sự của phòng khám

Việc lôi kéo nhân sự bằng những đãi ngộ tốt hơn không còn quá xa lạ nữa trong bất kỳ ngành nghề nào. Đó là cũng một trong những vấn đề nan giải mà phòng khám nha khoa phải đối mặt. Tuy nhiên không phải là không có cách việc xây dựng sự liên kết giữ nhân sự với phòng khám cũng là mục tiêu mà chủ phòng khám luôn hướng tới. Phòng khám cần cho nhân sự của mình thấy rằng họ đã một phần quan trọng không thể thiếu và có những đãi ngộ tốt và thưởng phạt hợp lý. Vì sao đây được xem như một thách thức của phòng khám, vì giữa bác sĩ và bệnh nhân có sự liên kết với nhau, khi bác sĩ rời đi có thể kéo theo việc thay đổi của khách hàng, họ sẽ đi đến nơi có vị bác sĩ của mình. Đồng thời các bác sĩ này có thể trở thành đối thủ cạnh tranh với phòng khám của bạn trong tương lai và họ lại cực kỳ hiểu phòng khám của bạn.

Thiếu nhân sự phi chuyên môn

Các nhân sự phi chuyên ở đây muốn nói đến những nhân viên phụ trách marketing, kế toán… Đa phần các phòng khám nha khoa thẩm mỹ chỉ có không gian phục vụ cho việc điều trị bệnh nhân và sinh hoạt tập thể của y bác sĩ (như phòng ăn) và cũng không có nhiều ngân sách để “nuôi” 1 đội ngũ nhân sự Marketing, phát triển kinh doanh và chăm sóc khách hàng đầy đủ và chuyên nghiệp như các hệ thống nha khoa thẩm mỹ lớn.

Chưa biết áp dụng công nghệ tối ưu

Nếu chưa có kinh nghiệm trong việc quản lý hoạt động kinh doanh của phòng khám nha khoa, các chiến lược marketing, kinh doanh, các chủ phòng khám có thể nhờ đến công cụ hỗ trợ đắc lực hiện nay – phần mềm quản lý nha khoa. Phần mềm ra đời cùng với mục đích hỗ trợ cho việc kinh doanh của phòng khám trở nên hiệu quả và dễ dàng hơn

**** Đăng ký sử dụng miễn phí phần mềm nha khoa trên ****

Bí quyết Upsell hiệu quả cho phòng khám nha khoa

Upsell trong kinh doanh hay gọi là bán thêm sản phẩm, dịch vụ cùng loại. Đây là một kỹ thuật bán hàng nhằm thuyết phục khách hàng mua phiên bản đắt hơn. Sản phẩm, dịch vụ được nâng cấp hơn của mặt hàng đã chọn hoặc các tiện ích bổ sung khác. Qua đó, doanh nghiệp nhằm mục đích bán được nhiều hàng hơn. Và việc upsell cũng được vận dụng trong hoạt động kinh doanh phòng khám nha khoa, tuy nhiên sẽ khó khăn hơn về dịch vụ nha khoa có liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau, thuyết phục khách hàng cũng khó khăn, hơn nữa cũng cần có sự khéo léo để tránh bị đánh đồng là không quan tâm đến bệnh nhân mà chỉ bận tâm doanh thu. Dưới đây là bí quyết để upsell cho phòng khám nha khoa một cách khéo léo và hiệu quả

Bí quyết upsell cho phòng khám nha khoa

Tạo niềm tin cho bệnh nhân

Bệnh nhân sẽ cảm thấy không thoải mái nếu bạn xem họ như con mồi, chỉ để thực hiện việc thúc đẩy kinh doanh, mà điều khách hàng muốn thấy chính là sự tận tâm của một lương ý, là người giải quyết tốt nhất tình trạng sức khỏe răng miệng mà họ gặp phải. Đầu tiên, việc định giá cho sản phẩm dịch vụ nha khoa cần cân nhắc, giá quá cao không phải là chiến lược giá tốt, hoặc giá cả phải đi đôi với chất lượng thật sự của dịch vụ, chất lượng này còn bao gồm trải nghiệm khi đến với phòng khám, thái độ chuyên nghiệp của nhân viên và tay nghề cao của bác sĩ chuyên môn. Tiếp theo chính là sự lắng nghe, tư vấn nhiệt tình và minh mạch về quy trình điều trị cũng như giá của từng loại dịch vụ với bệnh nhân. Những điều này giúp cho khách hàng thấy được sự chuyên nghiệp của phòng khám và chấp nhận tin tưởng. Chính lòng tin này sẽ giúp cho phòng khám tiến gần hơn việc thúc đẩy sử dụng thêm dịch vụ nha khoa.

Tìm hiểu bệnh nhân của bạn

Tìm hiểu về bệnh nhân của mình như mối quan tâm, sở thích, lối sống và thói quen sẽ mang lại giá trị cho phòng khám nha khoa về việc xây dựng chiến lược chăm sóc khách hàng nha khoa và tiếp thị dịch vụ, cùng với đó là thực hiện tư vấn để gợi ý khách hàng sử dụng những dịch vụ nha khoa phù hợp nhất. 

Cung cấp kiến thức về các lựa chọn cho bệnh nhân

Trong trường hợp bệnh nhân đã hình thành nhu cầu sử dụng dịch vụ khi đến với phòng khám nha khoa, họ mặc định cho phòng khám phải sử dụng phương pháp mà họ yêu cầu vì chi phí của thấp nhất và khách hàng đấy chính là giải pháp tối ưu nhất. Lúc này, nếu như phòng khám tư vấn cho bệnh nhân không khéo léo sẽ dễ khiến họ nghĩ rằng bạn đang cố tìm kiếm cho phương pháp thay thế để tăng doanh thu chính mình. Điều quan trọng là bạn cần chỉ ra cho khách hàng của mình những ưu và nhược điểm của phương pháp họ muốn và phương pháp thay thế, đồng thời đưa ra những lời khuyên giúp họ tìm được những phương pháp thật sự phù hợp nhất với sức khỏe cũng như nguồn tài chính.

Hãy để bệnh nhân biết các lựa chọn mà bạn đưa ra là đôi bên cùng có lợi

Xét cho cùng, nha khoa là một lĩnh vực y tế. Bán cho bệnh nhân những phương pháp điều trị mà họ không cần có vẻ phi đạo đức. Nhưng thực tế cuộc sống vẫn có những trường hợp ngoại lệ. Bạn đã bao giờ thấy một bệnh nhân cần làm trắng răng vì lý do y tế chưa? Không. Đây là một dịch vụ tự chọn, và bạn bán nó cho bệnh nhân vì họ muốn. Nghệ thuật bán hàng hiệu quả, có đạo đức không liên quan gì đến việc trình bày sai nhu cầu của bệnh nhân. Nó có mọi thứ liên quan đến việc trình bày các dịch vụ mà bệnh nhân muốn.

Nha sĩ nên bán cho bệnh nhân các giải pháp phục hình chất lượng tốt hơn. Vì chúng tôi luôn quan tâm đến lợi ích lâu dài của các bạn. Cuối cùng mình phải giúp bệnh nhân tiết kiệm tiền bạc, răng và làm giảm sự đau đớn.

Lập kế hoạch marketing cho nha khoa

Xu hướng marketing hiện đại lựa chọn các kênh truyền thống online là kênh tiếp thị chủ yếu và ưu tiên chính sách chăm sóc khách hàng vì giá trị của một khách hàng cũ là khá cao và tiết kiệm chi phí hơn so với tìm kiếm thêm khách hàng mới, dưới đây là các kế hoạch marketing được áp dụng và hiệu nhất hiện nay, bạn có thể tham khảo:

Hệ thống giới thiệu bệnh nhân

Theo khảo sát có hơn 92% người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi ý kiến đánh giá từ người thân, bạn bè khi ra quyết định mua/ sử dụng sản phẩm/ dịch vụ và có hơn 74% yếu tố truyền miệng có tác động đến người mua hàng. Nắm bắt được hành vi tiêu dùng của khách hàng, phòng khám nha khoa có thể tận dụng những đánh giá, truyền miệng về phòng khám để thu hút và tăng sự tin tưởng cho khách hàng. Chiến lược xây dựng hệ thống giới thiệu bệnh nhân cũng ra đời từ đây, phòng khám có thể tự nâng cao chất lượng dịch vụ của phòng khám, tập trung tối đa vào các yếu tố làm hài lòng khách hàng của mình, chính sự hài lòng này sẽ giúp họ giới thiệu đến những người thân của họ. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào dịch vụ không thì chưa đủ, vì nhiều khách hàng không có thói quen đánh giá, hoặc giới thiệu, thế nên cần một chính sách ưu đãi để thúc đẩy, bạn có thể tặng ưu đãi, giảm giá, quà tặng… để khuyến khích khách hàng để lại đánh giá tốt hoặc % hoa hồng khi họ giới thiệu thành công một người bạn để phòng khám chẳng hạn.

Chạy quảng cáo facebook

Kênh marketing online hiệu quả mà các chủ phòng khám không nên bỏ lỡ chính là Facebook, nền tảng sở hữu số lượng người dùng cực lớn. Khi chạy quảng cáo trên facebook khả năng tiếp cận với đối tượng mục tiêu khá cao, ngoài ra có thể đo lường được mức độ hiệu quả của chiến dịch để kịp thời thay đổi hoặc bổ sung cho hợp lý, còn có thể tự chủ về ngân sách chiến dịch. Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều xây dựng Fanpage và xây dựng dựng nội dung hữu ích nhằm tăng sự uy tín và thu hút thêm nhiều lượng khách hàng quan tâm. Tiếp thị trên facebook hiện nay đang được đánh giá cao về độ hiệu quả.

Chạy quảng cáo Google 

Có phải nếu như không hiểu về một vấn đề gì đó thì tìm kiếm trên Google chính là cách mà chúng ta vẫn hay làm? Không sai. Và đây cũng chính là một ý tưởng marketing tuyệt vời cho bạn, bởi chạy quảng cáo Google có thể tiếp cận đến hơn 90% người dùng internet. 

Cũng tương tự như Facebook, chạy quảng cáo Google cũng giúp tiếp cận được những đối tượng khách hàng mục tiêu và từ đó, gia tăng doanh số hiệu quả cho phòng khám của bạn.

Tiếp cận khách hàng bằng SEO local

Đề xuất của google có thể giúp cho khách hàng lựa chọn phòng khám nha khoa của bạn đấy, cụ thể tạo tài khoản trên google doanh nghiệp và cập nhật những thông tin quan trọng của phòng khám như địa chỉ, thời gian làm việc, dịch vụ, đánh giá của khách hàng,… Và google ưu tiên cho vị trí gần với khách hàng nhất. Có nghĩa là khi khách hàng đang ở gần khu vực phòng khám, và gõ thông tin để tìm kiếm phòng khám nha khoa thì thông tin của bạn sẽ hiện lên, giúp tiếp cận khách hàng tốt nhất!

Giữ tương tác tốt với khách hàng

Thường xuyên tương tác với khách hàng cũ giúp họ nhớ về phòng khám của bạn lâu hơn, và dần dần có sự liên kết khó tách rời. Phòng khám có thể tương tác với khách hàng thông qua tin nhắn chúc mừng sinh nhật, gửi lời chúc vào những ngày đặc biệt, tổ chức chương trình tri ân khách hàng… Bạn nên nhớ rằng giữ mối liên hệ tốt với họ, đó chính là cách giúp bạn duy trì doanh số cũng như lượng khách hàng hiệu quả nhất. 

>>> Tham khảo: Giữ tương tác tốt với bệnh nhân bằng phần mềm quản lý bệnh nhân thông minh.

Chăm sóc khách hàng 

Xu hướng marketing hiện đại khá chú trọng đến trải nghiệm người dùng và chính sách giữ chân khách hàng, đó là lý do vì sao bất kỳ phòng khám nha khoa nào cũng cần bộ phận chăm sóc khách hàng nha khoa. Để làm tốt khâu này, bạn cần đào tạo những nhân viên chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, chính sách đặt sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu và chăm sóc khách hàng tận tình sau sử dụng dịch vụ tại phòng khám.

Đó là các kế hoạch marketing được áp dụng nhiều nhất hiện nay vì độ hiệu quả mà nó mang lại.

Tips marketing cho phòng khám nha khoa hiệu quả

Kế hoạch marketing của bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào cũng được xem là yếu quan trọng quyết định sự thành bại và phát triển cho doanh nghiệp, thì kinh doanh phòng khám nha khoa cũng không ngoại lệ. Vậy marketing như thế nào cho hiệu quả đây? Dưới đây là tips marketing với 3 chiều góc nhìn hiệu quả thu hút và giữ chân khách hàng của mình.

>>> Xem thêm:

Tips 1: Marketing dưới góc nhìn của khách hàng

Đứng dưới góc nhìn của khách hàng, có hai tốt để quyết định sự gắn của họ đối với một phòng khám nha khoa

Thứ nhất: Họ có sự gắn bó chặt chẽ với nha sĩ

Bệnh nhân hài lòng với cách điều trị và làm việc của bác sĩ nha khoa thì rất khó để họ có rời bỏ đi, họ có sự gắn bó và hiểu ý lẫn nhau, và hơn ai hết bác sĩ hiểu rõ hết tình trạng của bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị như tiểu sử, công đoạn… Đó là lý do vì sao ngoài tay nghề giỏi, sự giao tiếp với bệnh nhân cũng vô cùng quan trọng, để giúp bệnh nhân bớt căng thẳng trong quá điều trị, cho bệnh nhân thấy được sự tận tâm tôn trọng đối với họ.

Thứ 2: Hài lòng về chất lượng dịch vụ tại phòng khám

Chất lượng dịch vụ ở đây còn bao gồm tất cả quá trình trải nghiệm của bệnh nhân tại phòng khám. Đó là vấn đề mà đa số các  phòng khám hiện nay còn hay mắc phải là về thời gian chờ đợi để được phục vụ quá lâu, nhiều phòng nha vẫn còn phải đến sớm để lấy số thứ tự. Và không gian phòng khám cũng không được chú trọng đến việc tạo một cảm giác thoải mái cho khách hàng.

Marketing dưới góc nhìn của khách hàng là cách giữ chân khách hàng bằng cách đặt mình vào vị trí của khách hàng mà suy nghĩ về những yếu tố khiến họ hài lòng. Giữ chân khách hàng là một trong những chiến lược marketing vô cùng hiệu quả cho phòng khám lại tiết kiệm chi phí so với việc thu hút những khách hàng mới toanh, sự hài lòng của khách hàng có thể làm họ muốn lan tỏa đến những người thân thiết nhất, từ đó có thể giúp cho phòng khám thu hút thêm những khách hàng mới.

Tips 2: Marketing cho tệp khách hàng mục tiêu

Bạn có thể thu nhỏ đối tượng khách hàng mục tiêu của mình lại và tập trung nguồn lực cho các chính sách tiếp thị các đối tượng này. Chiến lược tiếp thị này khá hiệu quả và tiết kiệm chi phí, là bước đi chậm mà chắc. Sau khi xác định tệp khách hàng mục tiêu, bạn có thể tiến hành nghiên cứu sâu hơn về những đối tượng này về như đặc điểm, tính cách, sở thích… Để lên kịch bản tiếp thị phù hợp nhất.

Tips 3: Tạo ra những giá trị cho cộng đồng

Tạo ra những giá trị cho cộng đồng cũng là cách ghi điểm vô cùng hiệu cho phòng khám nha khoa đối với công chúng. Bạn có thể thông qua các tips sau đây:

Tạo những nội dung hữu ích: 

Hiện nay nhiều doanh nghiệp đang tập trung khai thác sức mạnh của việc xây dựng nội dung cung cấp cho cộng đồng, để tạo ấn tượng tốt nhất cho cộng đồng. Riêng với lĩnh vực nha khoa “content” lại có vai trò quan trọng hơn hẳn, vì đặc thù ngành y tế, liên quan đến sức khỏe, nên yếu tố thông tin cũng để cho phòng khám khẳng định sự chuyên môn của mình lấy được sự tin tưởng của khách hàng.

Tài trợ các chương trình từ thiện:

Việc tài trợ cho các chương trình từ thiện không những góp phần công sức cho xã hội và cộng đồng mà còn giúp cho phòng khám nha khoa của bạn được gắn liền với những hình ảnh đẹp và nhận về nhiều thiện cảm cho phòng khám.

>>> Xem thêm: Xây dựng thương hiệu nha khoa

Nguyên tắc đặt tên phòng khám nha khoa hay

Đặt tên cho phòng khám nha khoa cũng là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng nên thương hiệu nha khoa chuyên nghiệp. Và mục tiêu của chủ phòng khám chính là thổi hồn vào các tên đơn giản, để chúng truyền tải những nét đặc sắc, sứ mệnh, thông điệp mà phòng khám nha khoa muốn khách hàng của mình hiểu và đặt niềm tin vào thương hiệu phòng khám, cuối cùng chính là quyết định sử dụng dịch vụ. Cùng nhau tìm hiểu vai trò của tên phòng khám nha khoa hay và nguyên tắc đặt tên cho phòng khám. 

Vai trò quan trọng của tên nha khoa hay

Tên của phòng khám nha khoa cũng giống như mỗi người chúng ta ai cũng đều sở hữu một cái tên cho riêng mình, giúp cho người khác phân biệt và nhớ đến. Một cái tên nha khoa sẽ đại diện cho cả một tập thể có mặt trong phòng khám, nó chính là sự uy tín, danh tiếng và văn hóa của phòng khám. Và từ những gì mà một cái tên nha khoa muốn truyền tải giúp khách hàng có thể phân biệt giữa những phòng khám này với những phòng khám khác. Để sở hữu một cái tên nha khoa hay và ý nghĩa bạn cần chú ý đến các quy tắc sau:

Nguyên tắc cơ bản đặt tên phòng khám nha khoa 

Độc nhất

Khi đặt tên cho phòng khám, bạn cần tiến hành tham khảo có thương hiệu phòng khám khác đã có mặt trên thị trường đến tránh việc lựa chọn một cái tên giống với họ. Việc trùng lặp này có thể khiến cho khách hàng nhầm lẫn giữa bạn với các thương hiệu đó, điều này có thể móp méo đi ý nghĩa thương hiệu muốn truyền tải. Đồng thời phòng khám của bạn có thể sẽ đối mặt với kiện tụng vì vi phạm quyền bảo hộ thương hiệu mà phòng khám kia đã đăng ký trước đó, hoặc bạn không thể đăng ký bản quyền cho thương hiệu phòng khám của mình.

Nói không với danh từ chung

Các danh từ chung ví dụ như: Sài Gòn, Hải Phòng, Hà Nội… sẽ làm giảm đi ý nghĩa thương hiệu phòng khám, vì nó không thể hiện rõ ràng các thông điệp mà bạn muốn truyền tải. Quan trọng hơn hết với những thương hiệu có danh từ chung sẽ không được đăng ký bảo hộ thương hiệu, đồng nghĩa với phòng khám của bạn không có sự sở hữu thương hiệu dành cho bất kỳ phòng khám nào, điều này làm cho phòng khám của bạn khó phát triển lớn mạnh trong tương lai

Hạn chế sử dụng từ viết tắt

Sử dụng chữ viết tắt để đặt tên cho thương hiệu nha khoa vô cùng phổ biến vì nó khá ngắn gọn và dễ nhớ. Tuy nhiên dùng chữ viết tắt cho thương hiệu của mình bạn cũng có thể gặp những trường hợp dở khóc dở cười khi khách hàng liên tưởng ý nghĩa hoàn toàn khác, đó có thể là một ý nghĩa tiêu cực nào đó, nên nếu được thì nên hạn chế việc đặt tên cho thương hiệu bằng chữ viết tắt.

Chú ý khi lựa chọn từ đồng âm khác nghĩa

Trường hợp này cũng tương tự với việc sử dụng những từ ngữ viết tắt, vốn từ ngữ tiếng việt của chúng ta rất phong phú, nếu sử dụng từ ngữ mà không quan tâm đến các từ đồng âm của nó thì có thể gây ra sự hiểu lầm cho người đọc. Như vậy có phải thông điệp của phòng khám nha khoa muốn truyền tải sẽ trở nên méo mó hay không.

Tên hay nên đi cùng slogan nha khoa độc đáo

Khi đặt tên nha khoa hãy lưu ý sự đồng bộ trong bộ nhận diện thương hiệu nha khoa của phòng khám và đặc biệt là sự liên quan trong slogan. Cho nên khi lựa chọn tên phòng khám nha khoa bạn cần phải lựa chọn ngay một Slogan nha khoa hay,sẽ giúp gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu , đồng thời cũng giúp thể hiện rõ nét những tinh thần, ý nghĩa và dịch vụ của thương hiệu.

Tiêu chí lựa chọn ghế nha khoa cho phòng khám

Ghế nha khoa là một thiết bị không thể thiếu trong các phòng nha, nó có chức năng hỗ trợ cho quá trình điều trị của bác sĩ nha khoa được tiến hành suôn sẻ và giúp cho bệnh nhân có cảm giác thoải mái, giảm bớt áp lực trước ánh đèn nha khoa. Đó là lý do chủ nha khoa cần có những tiêu chuẩn để lựa chọn ghế nha khoa phù hợp nhất với phòng khám của mình. Nó có thể làm màu sắc, kiểu dáng, kích thước… Hoặc các tính năng. Dưới đây là các tiêu chí thường được các chủ nha khoa dùng để lựa chọn ghế nha khoa cho phòng khám của mình, bạn có thể tham khảo

Lựa chọn các loại ghế nha khoa theo kiểu dáng, màu sắc

Tại sao lại cần lựa chọn màu sắc và kiểu dáng cho ghế nha khoa, đó chính là các yếu tố liên quan đến thẩm mỹ. Thực tế thẩm mỹ trong thiết kế không gian phòng khám nha khoa cũng vô cùng quan trọng để có thể thể hiện được cá tính của thương hiệu nha khoa, nhấn mạnh phong cách để thu hút các đối tượng mục tiêu tương ứng và tạo cảm giác thoải mái nhất cho bệnh nhân khi họ đặt chân đến phòng khám. Không những thế sự phối hợp giữa màu sắc của ghế với phòng khám cũng góp phần đem lại dáng vẻ chuyên nghiệp, đẳng cấp. Bên cạnh đó, kích thước ghế nha khoa còn góp phần quyết định việc sắp xếp bày trí đồ đạc trong phòng khám.

Lựa chọn các loại ghế nha khoa dễ dàng vệ sinh

Tiêu chí này nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn về y tế, môi trường có nhiều mầm bệnh, vì thế nên các thiết bị trong nha khoa nói chung và ghế nha khoa nói riêng đều cần đảm bảo sự vô trùng tuyệt đối, tức là chúng phải được vệ sinh và khử trùng vô cùng thường xuyên. Thế nên để tránh mất quá nhiều thời gian, nên các chủ phòng khám thường chọn các thiết kế ghế dễ tháo lắp và chất liệu phù hợp cho việc tiếp xúc nhiều với hóa chất khử trùng.

Cấu trúc hoạt động hiệu quả

Các chủ phòng nha khoa ưu tiên lựa chọn ghế nha khoa có hệ thống hoạt động tối ưu và đơn giản hóa để chúng nhanh chóng xử lý công việc điều trị tốt nhất và không phải mất quá nhiều thời gian để làm quen.

Lựa chọn ghế có thương hiệu, chính sách bảo hành rõ ràng

Đây cũng là một tiêu chí cũng khá quan trọng để các chủ nha khoa lựa chọn nhà cung cấp ghế nha khoa cho mình. Thông thường họ sẽ ưu tiên lựa chọn những thương hiệu đã có chỗ đứng trong thị trường để được đảm bảo về chất lượng chuyên môn, sau đó mới xem đến chính sách bảo hành của nhà cung cấp nào mang đến cho họ nhiều lợi ích hơn. Một số ghế nha khoa có thương hiệu quốc tế được ưa chuộng nhất trên thị trường hiện nay là Morita, Vic Dental , Dentsply Sirona (Mỹ), Shinhung (Hàn Quốc)…. 

Giá thành hợp lý

Tùy vào nhu cầu của mỗi phòng khám mà họ lựa chọn nhưng thiết bị ghế nha khoa đáp ứng tốt nhất công suất làm việc của họ. Thông thường giá cả sẽ đi đôi với chất lượng, tuy nhiên nếu phòng khám quá nhỏ và chỉ cần sử dụng một số chức năng nhất định của ghế nha khoa họ vẫn có thể lựa chọn những thương hiệu có giá cả bình dân và đời cũ hơn nhưng vẫn sử dụng rất tốt.

Đó là các tiêu chí mà các chủ phòng khám nha khoa thường áp dụng để lựa chọn ghế nha khoa cho phòng khám của mình, dù bạn là nhà cung cấp ghế nha khoa hay là chủ phòng khám để muốn lựa chọn ghế nha khoa phù hợp thì tôi hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích cho bạn. Cảm ơn bạn đã tham khảo bài viết nhé!

Design a site like this with WordPress.com
Get started